Bổ sung OMEGA-3 thế nào cho hiệu quả? | Chiwon Place

Bổ sung OMEGA-3 thế nào cho hiệu quả?

##featured https://78.media.tumblr.com/3b2697cdceabfbc1143cd329f0807f5d/tumblr_p2munti9RI1tkych9o2_1280.jpg##

Bạn vẫn đang bổ sung Omega-3, tuy nhiên bạn có nhận thấy hiệu quả cả về da, tóc, móng, mắt và cả cơ thể nói chung?

Khi nói đến hiệu quả của Omega 3, có ba yếu tố chính mà Chiwon nghĩ các bạn nên cân nhắc kỹ:
1. Liều lượng dầu cá bổ sung sao cho phù hợp.
2. Độ tinh khiết và nguồn gốc của dầu cá.
3. Phạm vi dinh dưỡng bổ sung với mỗi viên dầu cá.

Vậy nên hãy dành chút thời gian nghiên cứu về loại dầu cá bạn đang dùng, liệu nó có tác dụng như bạn mong đợi.

1. Xác định liều lượng thích hợp

Omega-3 được tạo thành từ các thành phần dinh dưỡng bao gồm: EPA và DHA - hai axit béo không bão hòa đa (PUFAs). Để sử dụng có hiệu quả, lượng Omega-3 mỗi ngày bổ sung phải được căn cứ dựa trên tổng hợp EPA và DHA. Và tất nhiên là sử dụng liên tục sau 6 – 8 tuần thì hiệu quả bạn mới bắt đầu nhận ra, vì khi ấy cơ thể mới bắt đầu thực sự tiếp nạp Omega-3.

Bây giờ bạn hãy kiểm tra lại sản phẩm Omega-3 bạn đang uống nhé. Hãy cộng lại tổng thành phần EPA và DHA và kiểm tra xem hàm lượng bổ sung 1 ngày của bạn là tầm bao nhiêu. Hầu hết tất cả các hãng đêu có hướng dẫn uống thấp hơn nhiều so với liều lượng thực tế bạn cần, đặc biệt các sản phẩm bố sung như Omega.

Vậy tại sao lại quan tâm đến tổng lượng EPA+DHA chứ không phải là lượng Omega-3 hay lượng dầu cá bạn bổ sung? Vì trong thực tế dầu cá chứa rất nhiều thứ, gồm cả các vitamin tan trong dầu, và các axit béo khác như Omega 3-6-9... Nhưng cần bổ sung nhất đối với cơ thể con người đó là Omega-3, mà trong Omega-3 thì DHA và EPA là hai thành viên quan trọng nhất, có tác dụng tốt nhất đối với tim mạch, sức khỏe của da tóc móng, và mắt. 

Mặc dù là các nghiên cứu khoa học thì rất dài và phức tạp, thế nhưng tổng kết lại, mọi nhà khoa học đều khẳng định, Omega-3 chỉ có tác dụng với cơ thể khi bạn bổ sung EPA+DHA đủ hàm lượng. Đây là điều không thể chối cãi vì nó là nghiên cứu khoa học rồi. Vậy làm sao để biết mình cần bổ sung bao nhiêu Omega-3 là đủ? Con số tối đa mà bạn có thể bổ sung là cỡ 5000mg Omega 3, nếu bạn dùng nhiều hơn 5000mg thì lợi ích đạt được thêm là không có, và có thể gây ra các tác dụng phụ khác.

2. Dầu cá bạn đang sử dụng có đạt độ tinh khiết chuẩn không?

Bây giờ các bạn đã biết phải bổ sung hàm lượng đủ thì các sản phẩm Omega-3 mới có tác dụng rồi nhé. Giờ chúng ta bàn đến độ tinh khiết của Omega-3. Điều này quan trọng thứ hai, bởi vì độ tươi của dầu cá sẽ ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả cũng như sự an toàn khi sử dụng.

Dạo gần đây, trên thị trường phổ biến rất rất nhiều loại Omega-3, từ Mỹ, cho đến Úc, rồi UK, Pháp, thậm chí Việt Nam cũng có sản phẩm dầu cá riêng, nhưng rất không may là dầu cá bị ôi lại tràn ngập thị trường luôn các bạn ạ. Đặc biệt là các loại dầu cá viên nang mà trong một viên, tổng hàm lượng DHA với EPA được đẩy lên cao hẳn, khi ấy cũng sẽ rủi ro cao là các chất béo gọi là “trans fats” bị hình thành, cũng như các biến thể phụ không tốt cho cơ thể khác. Theo nghiên cứu của Na Uy thì những sản phẩm kiểu này có mức oxy hóa cao hơn các sản phẩm cùng loại. Chính vì vậy, nhiều bạn hỏi tớ hàm lượng DHA và EPA trong Omega 3 bạn ý đang sử dụng cao lắm, thích lắm, uống một ngày một viên là đủ… thì tới giờ các bạn đã biết vì sao Chiwon không lựa chọn Omega 3 có hàm lượng cao như vậy chưa :)?

Để mà biết dầu cá mình đang sử dụng có đạt độ tươi “cho phép” không, thì có nhiều cách, tuy nhiên để xác định được chính xác thì ko phải dễ dàng. Một trong cách độ là kiểm tra xem sản phẩm của bạn có chỉ số PV hay không (Peroxide Value). Loại Omega-3 sẽ được coi là tươi nếu có PV dưới 1 meq/kg. Một số nhà nghiên cứu cho rằng dầu cá nên luôn có PV dưới 2 meq/kg. Nếu dầu cá của bạn có PV trên 5 meq/kg (tiêu chuẩn của ngành công nghiệp Omega-3), thì bạn hãy vứt luôn đi được rùi đó :). Đáng tiếc là tỷ lệ này hầu như không được công bố một cách công khai để mình có thể kiểm tra được. Vì vậy chúng ta đành nhắm vào cách thủ công khác, đó là bóc tách viên dầu cá và kiểm tra mùi vị. Dầu cá càng tươi sẽ càng có ít mùi tanh, màu càng nhạt. Nếu bạn thấy hơi có vấn đề, thì đừng ngắn ngại bỏ nó đi.

3. Phạm vi dinh dưỡng bổ sung đối với mỗi viên dầu cá

Chắc hẳn các bạn không quên dầu cá có rất nhiều dạng, Omega-3-6-9-11… và còn cả những loại có sự kết hợp với nhau. Dầu cá chứa ít nhất là 9 loại Omega khác nhau, trong đó phổ biến và có lợi nhất với cơ thể con người là DHA và EPA, ngoài ra còn có cả DPA, SDA…

Tất cả các acid béo này cũng như dẫn xuất của nó cung cấp một loạt các chất dinh dưỡng giá trị cao đối với cơ thể. Nhưng cũng giống như việc ăn hoa quả tươi so sánh với uống nước ép đóng chai, thì việc xử lý dầu cá càng nhiều, giá trị dinh dưỡng còn lại càng ít.

Vậy làm sao để biết sản phẩm bạn đang dầu được sản xuất và đem lại giá trị dinh dưỡng cao? Khó lắm, trừ khi là họ trung thực và công bố các thông tin liên quan. Chính vì thế mà Chiwon rất hay tìm tòi đọc review các bạn trên thế giới, để đảm bảo mình đã tìm được sản phẩm có xuất xứ được đánh giá cao, giá trị dinh dưỡng sẽ cao hơn các hãng bình dân khác. Còn có một cách khác mà các bạn có thể tự kiểm tra, đó là nếu trên sản phẩm Omega-3 của bạn có chứa các thuật ngữ sau Concentrates, Pharmaceutical Grade, hay là Prescription Omega-3… thì hãy SAY NO nhé. Để mà giải thích thì rất dài dòng, các bạn cứ nghe tớ đi để chọn được sản phẩm ưng ý nhé.

4. Omega-3 của Carlson

Về sản phẩm của Chiwon đang bán và sử dụng, đó là dầu cá của CARLSON. Carlson không còn xa lạ với các bạn bên Chiwon nữa rồi, nhưng vì sao tớ lại tin tưởng Carlson?
• Trước hết là do nguồn gốc của dầu cá. Carlson sử dụng cá vùng nước lạnh Nauy, đây là loại cá cho chất lượng dầu cá rất cao.
• Carlson Labs là một hãng nổi tiếng về thực phẩm chức năng của Mỹ, điều này là không phủ nhận.
• Tỷ lệ DHA-EPA có trong dầu cá Carlson đạt chuẩn, và đảm bảo về độ tinh khiết (mình đã test thủ công mùi vị rùi nhé).

Nói chung là, Omega 3 ai cũng biết là tốt rồi, nhưng sử dụng sao cho tốt, quan tâm đến yêu tố gì để đảm bảo hiệu quả thì các bạn nên đọc kỹ bài viết này nhé ^^.       

16 Jan 2018